Quý vị Phật tử nào chắc hẳn đều không thể nào quên hình ảnh vị Mục Kiền Liên bồ tát xuống địa ngục cứu mẹ. Đó chính là Địa Tạng Vương bồ tát. Thuở sinh thời, ngài sinh ra trong một gia đình vốn thuộc dòng dõi Bà-La-Môn. Ngài là người vô cùng có tài có đức nhưng mẹ của ngài – bà Thanh Đề lại mang nhiều sát nghiệp.
Khi bà Thanh Đề chết đi, bị đày xuống 18 tầng địa ngục, chịu đủ mọi trừng phạt đau đớn không thể siêu thoát. Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đã thiền định niệm Phật trước linh cữu bà nhiều ngày. Hành động này đã động chân tâm đến tận đức Phật. Đức Phật chỉ cho Ngài một con đường đó là vào ngày rằm tháng 7, Ngài hãy cùng các chư tăng tổ chức một buổi lễ để cầu nguyện và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Ngài.
Ngài làm theo và cuối cùng mẹ Ngài cũng được giải thoát. Kể từ đó, ngài được đức Phật thích ca nhận làm đệ tử. Điều đặc biệt là Ngài đã cầu xin với đức Phật Thích Ca nguyện xuống địa ngục giải cứu vớt chúng sinh, bao giờ địa ngục hết chúng sinh lầm than mới thành Phật.
Ấn bản thứ hai về thân thế của Ngài là hoàng tử xứ Tân La (Nay thuộc Nam Hàn) tên là Kim Kyo-Gak (Kim Kiều Giác). Tuy được sinh ra trong hoàng tộc nhưng hoàng tử rất giản dị, đạm bạc, thích đọc sách Thánh hiền. Tuy là người sinh ra trong hoàng tộc nhưng hoàng tử Kim Kiều Giác là người giản dị, đạm mạc, thích đọc sách Thánh hiền.
Ngài xuất gia vào năm 24 tuổi, dẫn theo một con chó trắng tên là Thiện Thính, đi khắp chốn tìm nơi thanh tịnh để tu. Đi mãi rồi Ngài cũng chọn được núi Cửu Hoa và thiền định tại đó trong 75 năm.
Ngài viên tịch ở tuổi 99, nhưng nhục thân vẫn nguyên vẹn 3 năm sau đó. Các đệ tử của Ngài đã đem nhục thân ngài đến bảo tháp trên ngọn Thần Quang Lãnh để thờ cúng.
Tóm lại, Địa Tạng Bồ Tát là vị bồ tát cứu độ chúng sinh và bảo vệ trẻ em. Tương truyền rằng, những đứa trẻ yểu mệnh bởi vì còn vấn vương cha mẹ người thân nên quanh quẩn bên sông, không chịu bước qua cầu Nại Hà để đầu thai. Lúc này Đức Địa Tạng sẽ xuất hiện, an ủi, giảng giải và giúp đỡ các em bé tạo công đức qua sông.